Móng băng là gì? Biện pháp thi công móng băng như thế nào? Bạn là sinh viên,cai công trình,chủ đầu tư…….hay bất cứ ai có thắc mắc này thì bài viết này sẽ giải đáp tất cả thắc mắc đó.
Móng băng là gì?
Móng băng loại móng nằm dưới hàng cột hoặc tường. Loại móng này thường là 1 dải dài độc lập hoặc giao với nhau theo hình chữ thập. Trong xây dựng loại móng này được sử dụng rộng rãi hơn các loại móng khác vì dễ thi công và có độ lún đều. Khi thi công cần tính toán kĩ lưỡng nếu không sẽ ảnh hưởng tới độ lún làm hư hại kết cấu của công trình.

Các loại móng băng
+ Móng băng 1 phương
+ Móng băng 2 phương
Các bước thi công móng băng
Bước 1: Giải phóng mặt bằng – công tác chuẩn bị
Bước 2: San lấp mặt bằng – Công tác đất
Bước 3: Công tác thép
Bước 4: Công tác coppha
Bước 5: Đổ bê tông
Bước 6: Tháo dỡ coppha và bảo dưỡng bê tông
Bước 1: Giải phóng mặt bằng – Công tác chuẩn bị

Giải phóng mặt bằng. Công tác chuẩn bị được coi là bước căn bản đầu tiên trong quá trình thi công móng băng. Chuẩn bị công tác giải phóng mặt bằng thi công, chuẩn bị nguồn nhân công, các phương tiện máy móc thiết bị……Cho quá trình thi công móng băng trong công trình xây dựng nhà dân dụng.
Để chuẩn bị tốt cho quá trình thi công thì khâu chọn nguyên vật liệu là một bước vô cùng quan trọng. Các loại nguyên vật liệu tiến hành thi công như thép, cát, xi măng, đá,…cần được chuẩn bị một cách chu đáo cả về chất lượng cũng như khối lượng để đảm bảo chất lượng của móng băng đạt tiêu chuẩn chịu tải trọng của công trình sau này. Các phương tiện máy móc thiết bị thi công cũng cần được chuẩn bị ổn thỏa để đảm bảo tiến độ của quá trình thi công.
Bước 2: Công tác đất
Sau khi mặt bằng đã được dọn dẹp. Các trục chính và cao độ đã được xác đinh chúng ta tiến hành công tác đất.
Gồm những công việc sau
+ Đào móng thủ công hoặc cơ giới theo trục chính đã được xác định và theo bản vẽ thiết kế thi công
+ Vận chuyển đất dư ra khỏi công trình tạo mặt bằng thi công
+ Dọn sạch khu vực móng tránh sạt lở và tạo điều kiện thuận lợi nhất
+ Đổ bê tông lót tạo mặt bằng để thi công cốt thép
Với những công việc này các bạn nên thuê đội thi công chuyên nghiệp và uy tín để làm công tác đất cho móng. Những đội có kinh nghiệm và sự nhiệt tình trong công việc sẽ giúp các bạn có 1 điều kiện thuận lợi nhất cho các bước thi công tiếp theo. CTY TNHH KT XD THÁI SƠN là 1 trong số ít các công ty uy tín nhất khu vực phía nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong nghề và lương tâm nghề nghiệp chúng tôi hứa sẽ mang đến sự hài lòng nhất cho quý vị. Truy cập https://daomongthaison.com/ để có thêm thông tin và các công trình đã được hoàn thành của chúng tôi.
Bước 3: Công tác cốt thép
Trong quá trình tiến hành thi công móng băng. Cốt thép có thể gia công tại hiện trường thi công hoặc được gia công tại nhà máy. Nhưng vẫn phải đảm bảo được yêu cầu cơ giới phù hợp với khối lượng thép tương ứng cần gia công.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
– Bề mặt sạch, không bị dính bùn đất, đầu mỡ, không có vẩy sát và các lớp gỉ.
– Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
– Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng.
Chú ý khi cắt và uốn thép:
+ Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học.
+ Cốt thép phải được cắt và uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế.
+ Các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu kỹ thuật: hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d (d là đường kính của thép), hàn nối thép được làm sạch.

Bước 4: Công tác Coppha
Mặt cắt có dạng hình thang,không cần phải ghép cốp pha mặt trên mà chỉ cần ghép hai bên thành. Có thể dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công Trộn bê tông tương đối khô vì đầm dễ bị chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt phép gây sai lạc vị trí.